Âm nhạc với Đĩa than


Âm nhạc và cách thưởng thức âm nhạc đã phát triển vượt bậc qua nhiều thập kỷ với tốc độ nhanh chóng. Các thiết bị nghe nhạc giờ đây không còn quá phức tạp, cồng kềnh và đắt tiền nữa, từ những chiếc record playersCD playersmp 3 players...và còn nhiều lựa chọn khác cho những người yêu âm nhạc. Tuy nhiên, đối với những người yêu âm nhạc hoài cổ từ những đĩa than (vinyl records) của những thập kỷ trước, thì đầu đĩa than (turntables) có lẽ là sự lựa chọn không thể tốt hơn trong các thiết bị phát nhạc. Mặc dù với kiểu cách hoài cổ nhưng đầu đĩa than không bao giờ lỗi thời khi thứ âm nhạc mộc mạc của nó được phát ra. Người mua quan tâm đến việc mua một chiếc đầu đĩa than nhưng không biết bắt đầu từ đâu nên bắt đầu bằng cách làm quen thân với các bộ phận của bàn xoay và các chức năng của nó.


Lịch sử của đầu đĩa than


Năm 1877 Thomas A.Edison - nhà phát minh thiên tài người Mỹ đã sáng chế ra chiếc máy ghi âm đầu tiên của loài người, chiếc máy hoạt động dựa trên cơ sở các sóng âm thanh được đưa qua một bộ phận biến đổi để tạo nên những vết khắc từ một chiếc kim lên trên một ống trụ kim loại. Khi cần tái tạo lại âm thanh, người ta dùng chiếc kim đó đọc lại từ ống kim loại đã được ghi âm, dao động cơ học ở đầu kim được qua một hệ thống khuếch đại bằng cơ khí để nâng biên độ lớn lên rồi đưa ra loa. Trong thời kỳ Thế chiến II , đĩa than được giới thiệu rộng rãi như là một cách thức mới để phát nhạc, và đến những năm 1960 , những đầu đĩa than nhỏ gọn được sử dụng phổ biến trong từng gia đình. Và từ đó, chiếc máy quay đĩa đã được phát triển cho tới ngày nay


Các bộ phận của máy chơi đĩa than


Một máy quay đĩa được chia ra 5 thành phần chính. Bao gồm phần bệ máy, motor, mâm quay đĩa, tay cần, và đầu kim (Cartrigde). Bệ máy là phần đỡ các kết cấu chính, nó có thể được làm bằng ghỗ, đá, hoặc các vật liệu tổng hợp. Bệ máy thường được làm rất nặng để tăng cường độ ổn định của động cơ quay đĩa giúp cho việc tái tạo âm thanh được tốt hơn. Phần chân thường được gắn liền với bệ máy. Tuy nghiên, với các yêu cầu cao hơn, người dùng có thể mua các chân riêng, đặt bệ máy lên trên để chống rung, triệt tiêu các rung động không đáng có. Motor dẫn động là motor điện, dùng để làm quay mâm quay đĩa. Mâm quay đĩa thường được làm bằng kim loại, nhưng bên cạnh đó, nó cũng còn có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, như đồng thau, acrylic, các vật liệu tổng hợp, thậm chí nó còn được làm bằng ghỗ. Phần tay cần là phần gắn đầu Cartrigde để tái tạo tín hiệu, truyền lại tín hiệu được ghi trên đĩa hát, qua dây dẫn và vào các hệ thống khuyếch đại âm thanh. Về mặt cấu tạo, phần trụ tay cần được bắt chặt xuống bệ máy nhờ vít. Ngoài ra, nó còn có giá để đỡ tay cần, phần đối trọng để thăng bằng với phần đầu của cần, tạ treo để chống trượt , cơ cấu nâng hạ, phần máng để treo đầu đọc Cartridge có thể tháo rời đối với từng loại máy. Dưới đây là cấu tạo của một loại tay cần.


Đầu cartridge được chia ra thành 2 loại chính, loại phổ thông MM(Moving Magnet – Nam châm động) và loại cao cấp hơn MC (Moving Coil – Cuộn dây động). Nguyên lý phát ra âm thanh đối với loại là đầu kim ma sát với đĩa tạo ra rung động, rung động này được truyền đến chuôi kim là một thanh nam châm, thanh nam châm này rung động trong từ trường của hai cuộn dây sẽ đưa ra kênh phải và kênh trái để chúng ta có thể nghe nhạc sau khi khuyếch đại tín hiệu ra loa.

Một khi người mua đã quen thuộc với các bộ phận cơ bản của bàn xoay , họ cũng nên tự tìm trên các lựa chọn mà họ có cũng như các tính năng bổ sung mà họ có thể hoặc không có thể muốn mua . Tùy thuộc vào việc họ có kế hoạch để sử dụng bàn xoay của họ cho các nhà hoặc thu tiền sử dụng hoặc cho đĩa chạy đua , người mua nên xem xét nếu họ muốn mua một tự động hoặc một nhãn hiệu cũng như xem xét đó động cơ phù hợp nhất với nhu cầu của họ .



Manual vs. Automatic


Với các đầu đĩa than không tự động (Manual turntables), người dùng sẽ phải dịch tay cần ra khỏi đĩa than khi chơi hết đĩa, còn với các máy tự động, tay cần sẽ tự động di chuyển ra ngoài khi chạy hết đĩa. Các người chơi âm nhạc chuyên nghiệp thường thích loại đầu đĩa than không tự động hơn, càng ít các bộ phận, càng ít sự rung động và cho ra thứ âm nhạc mượt mà hơn. Tuy nhiên, với người mới chơi thì nên chọn những đầu đĩa than tự động vì chúng tiện lợi, mặt khác, cá máy tự động sẽ đảm bảo cho đĩa không bị xước và đầu kim sử dụng lâu hơn.


Chuyển động trực tiếp hay gián tiếp ?

Nếu phân loại theo cách truyền động của động cơ cho mâm quay thì có loại truyền động gián tiếp (belt drive motor) và trực tiếp (direct drive motor). Với loại truyền động gián tiếp, động cơ truyền động cho mâm quay thông qua dây cu roa hoặc bánh tỳ (idler drive) sẽ tỳ vào mặt trong bên dưới của mâm quay. Còn loại truyền động trực tiếp thì mâm quay chuyển động nhờ có sự truyền động trực tiếp từ động cơ điện. So sánh hai loại truyền động này ta có thể thấy, với loại truyền động gián tiếp thông qua bánh tỳ và dây curoa có thể giảm những rung động không đáng có truyền từ động cơ sang mâm quay, chính vì vậy mà các Audiophiles thường lựa chọn dây cu-roa để làm quay mâm đĩa nhiều hơn so với loại quay trực tiếp. Tuy nhiên, các dây curoa sẽ không được bền và lâu dài hơn so với loại quay trực tiếp. Bên cạnh đó, đĩa than không đặt trực tiếp lên mâm quay mà thông qua một tấm lót .


Đầu đĩa than có lẽ là cỗ máy chơi nhạc không bao giờ lỗi thời theo từng năm tháng, cho phép những người đam mê âm nhạc có cơ hội để trải nghiệm âm thanh chất lượng cao từ những chiếc đĩa than hoài cổ. Những người đam mê thứ âm thanh đầy mê hoặc đấy muốn chọn cho mình một chiếc đầu đĩa than thì trước hết, họ cần phải hiểu rõ những bộ phận, nguyên lý cơ bản của một chiếc đầu đĩa than và các chức năng của nó. Mặt khác, người chơi cũng có nhiều sự lựa chọn hơn với các loại đầu đĩa chạy tự động hay loại không tự động, loại quay đĩa bằng dây curoa dán tiếp hay loại bánh tì quay trực tiếp. Tìm hiểu và khảo sát các loại đầu đĩa than trên internet có lẽ là một cách tuyệt vời giúp cho người chơi tìm được một chiếc đầu đĩa than ưng ý nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến